3 CÁCH GIÚP BẠN TỰ TIN BƯỚC VÀO PHÒNG THI

Chào các bạn, với các bạn ôn thi TOEIC, chắc chắn ai ai cũng có khoảng thời gian đáng nhớ khi phải “vật lộn” với đống đề ôn luyện của mình. Không chỉ thời gian ôn thi, mà thời gian lúc gần nhất tới ngày thi cũng làm ảnh hưởng tới tâm lý của bạn rất nhiều.

Với mức điểm 770 TOEIC trong thì thi vừa rồi. Mình cũng có chút ít kinh nghiệm muốn chia sẻ với các bạn. Nhất là khoảng thời gian sát ngày thi thì đó chính là thời gian nhạy cảm nhất đối với những bạn ôn thi TOEIC. Nếu không có chiến lược phù hợp thì ắt hẳn rằng công sức suốt 4 tháng trời của bạn sẽ tan biến. Do đó hãy đọc kỹ những chia sẻ của mình nhé, mình hi vọng nó sẽ giúp ích ít nhiều đến sự thành công trong bài thi của bạn đó.





Và mình là Ngô Thị Thu Huyền, học viên của cô Vân Anh. Sau đây là những kinh nghiệm trong thời gian sát lúc thi – những kinh nghiệm mà mình có được sau khi đi thi và sau một khóa luyện thi tuyệt vời tại trung tâm anh ngữ Athena.


1. Dừng lại và phân tích nguyên nhân, tích lũy và khắc phục: 

Mình thường thấy các bạn sắp xếp thời gian chuẩn bị cho kì thi TOEIC như thế này: 

Ôn thi -> luyện đề -> đi thi.

Một trong những sai lầm mà mình hay thấy là cố gắng luyện thật nhiều đề chờ cho đến ngày thi mà không dừng lại để xem xét mình còn thiếu những gì. Việc luyện đề giúp nâng cao kĩ năng làm bài và chỉ ra những điểm yếu của bạn. Còn kiến thức của bạn sẽ vẫn vậy, không thể nào thay đổi trong một sớm một chiều được.

Hãy tưởng tượng bạn muốn tăng thêm chiều cao. Bạn không thể nào lấy thước ra đo hôm nay, hôm sau lại đo tiếp xem mình có cao hơn hôm qua không. Thực tế, chúng ta phải ăn uống đầy đủ, tập thể dục qua một thời gian mới có thể đo tiếp được.

Mình thấy việc luyện đề cũng giống như lấy cây thước để đo. Cho nên nếu bạn cứ đo từ ngày này qua ngày kia không lo ăn uống thì rất khó mà đạt mục tiêu. Do đó, mình nghĩ các bạn nên làm thử  1,2 đề đánh giá xem điểm bao nhiêu. Sau đó tạm dừng việc giải đề, phân tích tìm ra điểm yếu của bạn và nguyên nhân (phía trên mình đã đề cập đến 3 nguyên nhân chủ yếu cùng cách khắc phục). Kế đến các bạn có thể dành thêm một khoảng thời gian để luyện tập, tích lũy kiến thức và cải thiện những phần còn yếu rồi tiếp tục giải thêm 1,2 đề, xem điểm số của bạn có tăng thêm không?

Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến ngày thi. Nói tóm lại, có thể hình dung quá trình chuẩn bị thi như thế này: 

ôn thi -> luyện 1,2 đề -> phân tích nguyên nhân -> tích lũy -> luyện 1,2 đề -> phân tích-> ….-> đi thi.

 

2. Giữ gìn sự tỉnh táo vào ngày thi: 

Đề nghe TOEIC rất dài và cần phải giữ sự tập trung cao độ vì chỉ cần chểnh mảng một chút là các bạn có thể bị mất ngay 2,3 câu. Vì vậy, các bạn nên cố gắng giữ sức khỏe cho tốt và tránh luyện quá nhiều đề những ngày gần thi (hãy luyện trước đó cho đều đặn, đừng để dồn đến gần cuối vì lúc đó bạn sẽ bị hoảng loạn và mệt mỏi, kém minh mẫn).

Vào ngày thi, đừng ăn nhiều vì sẽ gây nặng bụng và buồn ngủ. Mình đi thi thường chỉ ăn nhẹ trước buổi thi. Và chú ý ăn những thực phẩm thân thiện để tránh những trường hợp không may xảy ra nhé.

3. Giữ tâm lý vững vàng trong lúc thi

Đề nghe TOEIC rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục. Bạn không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi. Có những câu bạn sẽ không nghe được. Nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau. 

Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án. Thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác. Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác. Tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua.

Bạn cần có tâm thế đúng đắn khi nghe. Đó là việc hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe ở thế chủ động (tưởng tượng như bạn đang chơi lướt sóng trên biển, những đợt sóng listening cứ hết lượt này tới lượt kia ào tới, nếu bạn không chủ động đón lấy những cơn sóng, bạn sẽ bị nhấn chìm trong đó)

  • - Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhại theo người nói trong máy cho thật giống. Càng giống càng tốt (tương tự như cách học phát âm ở phần Pronunciation Workshop). Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lơ đễnh và có được sự tập trung nhất định khi nghe.
  • - Nghe theo keyword (đã đề cập ở trên): chỉ nghe những từ quan trọng nhất và phán đoán
  • - Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng. Ở đây bạn sẽ đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức. Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy nói thầm trong đầu “loại”. Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C ”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng.

Đó là những lưu ý trong giai đoạn hậu ôn thi. Dù thế nào đi nữa hãy phân bổ thời gian hợp lý, đừng ôn thi quá sức. Các bạn có thể liên lạc với mình qua

Fb: https://www.facebook.com/thuuhuyenn.bapp?fref=mentions

Chúc các bạn ôn thi hiệu quả!

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn