4 BÍ QUYẾT ”ĐÁNH BẬT” NỖI SỢ KHÔNG THỂ NGHE TIẾNG ANH.

Bạn chưa từng học nghe tiếng Anh mà phải thi TOEIC? Bạn từng cố gắng bằng nhiều cách để học nhưng vẫn không ''nuốt nổi'' bài nghe tiếng Anh? Bạn cảm thấy nhức đầu, nhức óc khi học nghe Toeic? Hãy đọc ngay bài viết chia sẻ của Hương nếu bạn đang gặp phải tình huống ấy. Nhờ những bí quyết này mà Hương đã ẵm ngon lành 725 TOEIC đó ^^

 

Bí quyết 1: Nghe chủ đề yêu thích, khơi gợi cảm xúc.

 

Bạn có thích một điều gì đó đến mức mải mê xem mà quên ăn, quên ngủ, quên cả thời gian, không thấy mệt mỏi không? Đó có thể là một trận đá bóng của đội tuyển bạn thích. Hay một series về nấu ăn, làm bánh, cắm hoa. Đó cũng có thể là bộ phim hoạt hình, phim hài hay các video blog, truyền hình thực tế,...

Vậy mà chỉ nghĩ đến việc học nghe tiếng Anh nói chung và học nghe Toeic nói riêng thì cảm xúc sẽ tụt dốc không phanh. Nghe 5 phút đầu là bạn sẽ ngáp. 5 phút tiếp theo là bạn đã mất tập trung, ý nghĩ đã bay đi nơi nào đó.

Giải pháp cho vấn đề chán nghe tiếng Anh này chính là hãy kết hợp giữa sự yêu thích, đam mê của bạn với việc nghe tiếng Anh.

Việc học nghe tiếng Anh với những chủ đề yêu thích sẽ làm bạn mau tiếp thu. Bạn sẽ cảm thấy việc nghe dễ dàng và nhẹ nhàng hơn bao giờ hết  với kiểu ''học mà chơi, chơi mà học'' này. Hãy giành ra một chút thời gian để tìm kiếm những đoạn phim trên youtube về chủ đề bạn yêu thích bằng tiếng Anh và nghe chúng. Một trận đá bóng với bình luận viên hoàn toàn nói bằng tiếng Anh. Một chương trình nấu ăn hoàn toàn nói bằng tiếng Anh không phụ đề. Một phim ngắn bản gốc không phụ đề. Tại sao không?

Việc xem chương trình bạn thích nhưng không xem phụ đề sẽ khiến việc xem của bạn đạt hiệu quả cao nhất. Khi xem, đừng cố gắng dịch từng câu sang tiếng Việt. Hãy đoán ý nghĩa qua tình huống và ngữ cảnh. Nếu vẫn không hiểu được thì có thể bấm vào ô ''cc'' trên youtube để hiển thị phụ đề tiếng Anh tự động (chính xác tầm 90%).

 - Các chương trình thực tế sẽ giúp bạn có cái nhìn tự nhiên nhất về cách mà người bản xứ sử dụng ngôn ngữ
 - Các chương trình với chủ đề chuyên sâu sẽ giúp bạn bổ sung vốn từ vựng về chủ đề đó một cách trực quan và sinh động.
 - Một bật mí nho nhỏ khác cho các bạn mà Nhung biết được. Các chương trình gắn mác ''thực tế'' đều có kịch bản rõ ràng và có rất nhiều ''chiêu trò'' để khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ trong người xem. Từ yêu, thích, ủng hộ, giận dữ, đến ghét, bực bội,... Các cảm xúc đó chính là một trong những ''key hook'' - các móc chính để bạn luôn xem và gắn bó với chương trình. Bạn càng xem bạn sẽ càng thích thú, bởi vậy khả năng nghe tiếng Anh chắc chắn cũng sẽ tăng lên.
 - Ngoài các chương trình thực tế, các bài nói chuyện của các diễn giả nổi tiếng cũng sẽ mang lại nhiều cảm xúc tích cực trong bạn. Bạn vừa học nghe tiếng Anh, vừa học hỏi để hoàn thiện bản thân.

 

Chứng chỉ Toeic của học viên tại athena

 

Bí quyết 2: Chọn nội dung nghe phù hợp với trình độ.

 

Dành thời gian để nghe nhiều là một việc làm tốt. Nhưng nếu bạn chọn nội dung nghe quá khó hoặc chủ đề quá chuyên sâu thì đó là một việc khác. Việc nghe nhiều sẽ gây chán nản, thậm chí ám ảnh đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản.

Khi chọn nghe một chương trình hay một nội dung, việc nghe lý tưởng nhất để phát triển kĩ năng là bạn phải hiểu được 70 - 80% nội dung đó. Với một em bé bản xứ 4 tuổi, sẽ không ai cho bé nghe chương trình CNN giờ cao điểm, hoặc đọc truyện trinh thám cho bé nghe cả. Chúng ta sẽ chọn những nội dung đơn giản và phù hợp với bé.

Bạn có thể nghe chương trình ở dạng radio, podcast, phim, TV,... bất kì dạng nào cũng được nhưng không được quá khó. Nếu nghe một nội dung mà bạn chỉ hiểu được 50 - 60% thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán nản và uể oải ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100% thì bạn sẽ lại ngáp ngắn ngáp dài, mất tập trung. Hãy tìm các nội dung nghe phù hợp với trình độ, không dễ quá, không khó quá. Cứ ở mức 80% là lý tưởng nhé.

 

 

Bí quyết 3: Nghe, đọc và lặp lại.

 

Nghe có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, nhưng bạn đã biết cách thực hành đúng hay chưa? Đây là bí quyết rất đơn giản mà bất cứ người giỏi tiếng Anh nào cũng áp dụng nhưng lại hiệu quả vô cùng. Khi vừa nghe vừa đọc lại, não bộ sẽ ghép âm nghe được với các kí tự của từ đó. Quá trình này giúp chúng ta ôn lại các từ đã biết, học thêm các từ mới dưới dạng âm thanh. Nó sẽ giúp chúng ta chuyển dần vốn từ vựng thụ động sang chủ động.

 - Đầu tiên, bạn hãy nghe một nội dung. Cố gắng nghe, và cố hiểu các ý chính. Không dịch sang tiếng Việt.

 - Ở bước 2, vừa nghe vừa đọc lại transcript (bản ghi lại nội dung của bài nghe)

Lưu ý, khi thực hiện bước đọc, bạn hãy ''nhái'' toàn bộ giọng đọc của người đó, từ cách người ta nhấn nhá, ngừng nghỉ. Khi làm như vậy, việc học của bạn sẽ được kết hợp bởi nhiều giác quan: tai nghe, mắt đọc, miệng nói. Các liên kết thần kinh của cơ thể khi học tiếng Anh của bạn sẽ được nâng cao lên đáng kể khi bạn thực hiện kĩ thuật này thường xuyên.

 

Bí quyết 4: Viết ra giấy những từ nghe được.

 

Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì rất lớn bởi với một bài nói 3 phút, bạn phải nghe từ 10 - 20 lần mới có thể viết được khoảng 80 - 90%. Vậy nhưng, sự quyết tâm và kiên trì của bạn sẽ được đền bù xứng đáng bởi bạn sẽ học thuộc những từ mới rất nhanh, các kĩ năng viết và chính tả được cải thiện nhanh chóng.

Phương pháp còn được gọi bằng tên gọi thân thương ở Athena: chép chính tả. Tất nhiên, khi học TOEIC bạn sẽ không phải ngồi nghe cả bài nói 3 phút nhưng để viết được những câu ngắn như trong script bạn cũng phải nghe rất nhiều lần. Không chỉ phu hợp với TOEIC, phương pháp này còn phù hợp với các bạn thi TOEFL hay IELTS.

Trên đây là 4 bí quyết mà Hương đã áp dụng để luyên thi Toeic phần Listening đó. Từ một đứa mất gốc mà Hương đã đạt 725 TOEIC với 380 điểm Listening đó ^^ Các bạn hãy thử những bí quyết mà Hương chia sẻ xem sao nhé. Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ với Hương qua link facebook này: https://www.facebook.com/huongjun.phihuong.9?fref=mentions

 

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn