Các "bẫy" thường gặp trong đề thi TOEIC

Nói đến "bẫy" chắc chắn ai cũng nghĩ đó là một cái gì đó rất "nguy hiểm", khó lường, và tinh tế đến mức người khác khó mà phát hiện ra được. Và chúng ta cũng gặp điều này trong đề thi TOEIC, nó mang tính chất "đánh đố" và thử khả năng nhạy bén của thí sinh. 

 

Phát hiện ra những bẫy trong đề thi toeic này không hẳn là khó, nhưng đòi hỏi chúng ta phải có kinh nghiệm thật nhiều qua các bài thi thử. Đó chính là cách để các bạn trau dồi kỹ năng hàng ngày, tránh mắc "bẫy".

 

Và sau một thời gian học tại trung tâm anh ngữ Athena, cũng sự nhiệt tình chỉ bảo của cô Vân Anh. Mình đã có kinh nghiệm hơn trong việc nhìn ra những "bẫy" nhỏ trong đề thi. Đây là một điều cực kỳ quan trọng để các bạn có thể giành được điểm số cao trong kỳ thi TOEIC sắp tới.

 

 

hoc vien hoc toeic tai athena

 

Theo kinh nghiệm của mình, các "bẫy" trong đề thi TOEIC thường gặp là:

 

1.  Đúng hành động – sai đối tượng

Đây là loại "bẫy" gặp cực kì thường xuyên ở loại tranh mô tả hành động. Cô Vân Anh hay dạy các bạn trong lớp ôn thi TOEIC của mình rằng nhìn vào 1 bức tranh, nếu thấy: Tranh zoom lại gần, trong tranh chỉ có 1 – 2 người, hành động nhìn thấy rõ ràng, thì đây chính xác là loại tranh tả hành động trong phần 1 TOEIC.

Đối với loại tranh này, khi nghe, chúng ta chú ý hành động, nếu hành động không trùng khớp với hành động trong tranh thì lập tức loại. Tuy nhiên một số câu khó, nó sẽ cho chúng ta 2 hoặc 3 đáp án hành động đều đúng cả, và sử dụng các cấu trúc bị động, hoặc sai đối tượng thực hiện để đánh bẫy.

  • Nhận biết: Băng phát ra 2 hoặc 3 câu đúng động từ
  • Cách xử lý: Để ý thật kỹ đối tượng thực hiện hành động và tiếp nhận hành động

 

2.  Từ đồng âm – gần âm – đa nghĩa

Đây là loại bẫy trong đề thi Toeic phổ biến bậc nhất trong ôn thi TOEIC part 1 nhé. Bẫy này xuất hiện ở tất cả các loại tranh và nguy hiểm nhất.

Loại "bẫy" này hoạt động như sau. Sử dụng những từ đồng âm, gần âm, đa nghĩa để gây bối rối, đánh lừa những bạn nào nghe kiểu word by word.

  • Nhận biết: Khó có cách nhận biết rõ ràng, làm nhiều sẽ nhận ra
  • Cách xử lý: Trước khi làm bài, nhìn tranh liệt kê 1 số từ vựng có thể gặp trong tranh sẵn trong đầu, cả cách phát âm luôn. Khi làm bài, không chỉ dựa vào nghe chộp giật 1 – 2 từ thấy giống giống là điền vào. Luôn chú ý đến hành động với tranh hành động, trạng thái và vị trí với tranh trạng thái và vị trí.

 

Xem thêm các tài liệu khác:


Khác với loại trên, mình nhận thấy đây là loại "bẫy" cho điểm nhé. Bẫy này dùng những câu trả lời yes/no cực kì hợp lý. Nhiều lúc còn tinh khôn chèn từ khóa ở câu hỏi vào ngay đáp án nữa, khiến những bạn nào ngây dính vào là tắt thở ngay. Tuy nhiên chúng ta cứ nhớ 1 nguyên tắc là: CÂU HỎI W/H KHÔNG BAO GIỜ DÙNG YES/NO ĐỂ TRẢ LỜI. Không có ngoại lệ nhé.3.  Dùng yes/no trả lời câu hỏi WH

  • Để tránh và xử lý loại bẫy này: Băng phát lên là nghe kĩ coi từ để hỏi là gì, nếu bắt đầu là W/H thì khi nghe đáp án mặc định loại bỏ ngay những đáp án có từ Yes/No ở đầu.

 

4. Lẫn lộn thông tin giữa các giọng đọc

Lợi thế của part 3 TOEIC so với part 4 là bài nghe sẽ có 2 giọng đọc, thường là giọng đọc Nam – Nữ. Bạn nào không nhận thức được chuyện này thì sẽ tự đánh mất đi lợi thế rất nhiều và khả năng bị dính bẫy cũng cao hơn.

Phần trên mình đã đề cập tới chuyện đọc đề, khi đọc đề không phải cứ đọc đọc rồi không biết đọc để làm gì. Đọc đề phải tìm ra được các điểm sau đây:

  • Câu hỏi hỏi thông tin ở giọng đọc nào (người nam hay người nữ)
  • Những chi tiết nào lặp đi lập lại ở đề (đó là những từ khóa hướng dẫn nghe tốt hơn)
  • Loại câu nào cần những thông tin nào để trả lời (tổng quát, chi tiết hay suy luận)

Đọc đề mà không trả lời được các câu trên thì cũng chẳng để làm gì. Quay trở lại việc bẫy lẫn lộn thông tin giữa các giọng đọc. Nếu mọi người không đọc đề kỹ, hoặc chỉ NHÌN ĐỀ như mình đã phân tích bên trên rất dễ sụp bẫy trên.

 Bẫy trong đề thi này cơ chế vận hành như sau: Đem thông tin ở 1 giọng đọc "cắm" vào câu trả lời ở giọng đọc còn lại.

 

5. Quá nhiều thông tin thừa

Bẫy trong đề thi này thường gặp ở Part 4. Phần 4 TOEIC khó hơn phần 3 là chỉ có 1 giọng đọc, không có đối thoại qua lại, và thông tin rất nhiều về 1 chủ đề nào đó nhưng chỉ có 3 câu hỏi. Do đó lượng thông tin thừa cung cấp là rất nhiều.

Mọi người đừng thấy lạ, đây là dụng ý của người ta, chứ không phải rảnh hơi đâu. Bài kiểm tra muốn mình phải phân tích được đâu là thông tin cần, đâu là thông tin quan trọng để trả lời.

Do đó khi làm nhiều để rồi mọi người sẽ nhận ra rằng nhiều lúc thông tin ở câu đầu nghe cả bài mới tổng hợp ra được. Câu giữa thì nghe ở đoạn đầu, rồi câu cuối thì nghe ở đoạn giữa. Không nắm bắt được mạch bài nghe thì dễ xảy ra trường hợp băng hết rồi chả biết chuyện gì đã xảy ra.

 

6.  Tính từ và Participle (phân từ)

Mình thấy nhiều bạn vẫn cứ nhầm lẫn cứ là động từ – V + ing hoặc + ed vào sẽ trở thành tính từ. Tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai. Không phải động từ nào thêm -ing hoặc thêm -ed vào đều sẽ trở thành tính từ và có chức năng như tính từ. Nhiều động từ có tính từ riêng và thêm vào thì nó không hề trờ thành Participle cũng như có tính chất giống như tính từ.

Chẳng hạn như từ repeat → có tính từ chính hiệu là repetative và từ compete → tính từ chính hiệu là competitve.

 

7. Đáp án không đúng rõ ràng

Đây là một trong những vấn đề khiến cho mình điên đầu nhất, ngay cả khi có thời gian đọc lại rồi, nghi đáp án đó đúng rồi, vẫn không tìm đủ căn cứ để chứng minh nó đúng 100%.

Các bạn ơi, đó là cách đề nó "bẫy" chúng ta đó. Nhiều khi đáp án chính xác rất mập mờ thông tin. Tuy nhiên có một điểm khẳng định với mọi người rằng là bạn không thể chứng minh nó sai. Trong khi đó những đáp án còn lại thì có thể dễ dàng chứng minh là không đúng.

Vì vậy, khi đi làm bài phần 7 này, cô Vân Anh luôn dặn các bạn học viên rằng cách đơn giản hơn là chứng minh 3 đáp án sai thì cái còn lại chắc chắn là đúng. Phương pháp này giúp các bạn chuẩn xác hơn trong khi ra quyết định!

Đó là một số bẫy mình thường gặp và đúc rút kinh nghiệm sau nhiều lần ôn thi. Cũng như nhờ vào sự chỉ bảo tận tình của cô Vân Anh. Nhớ kỹ các điều này và áp dụng vào các đề luyện lần sau. Mình tin chắc kết quả của bạn sẽ lên rõ rệt đó^^

Mình là Vũ Minh Hồng, nếu có gì cần trao đổi, các bạn cứ ib cho mình qua FB nhé: https://www.facebook.com/sau.ve.121?lst=100008406911952%3A100003117856102%3A1523262923

Chúc các bạn thành công trong kỳ thi TOEIC sắp tới!

 

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn