LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT GẦN 400 ĐIỂM TOEIC READING?

Câu hỏi này chắc có lẽ không chỉ một mình mình mà dường như tất cả các bạn ôn thi toeic đều mong chờ mình có thể đạt được những con số lý tưởng đó. Nhưng càng lý tưởng thì sự nỗ lực , phấn đấu  của bạn càng phải cao. Và với mình, hành trình chinh phục toeic nói chung và toeic Reading nói riêng là một hành trình đầy thử thách và đáng nhớ.

Với kết quả 385 toeic reading, gần được như mong đợi, nhưng với mình đó là một sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong 4 tháng vừa qua, vậy nên hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm ôn thi phần toeic reading mà mình có được, hi vọng nó sẽ giúp ích các bạn trong việc luyện thi sau này

anh-hoc-vien


Trong Toeic Reading, có lẽ phần khó ăn điểm nhất chính là part 7, do đó theo tâm lý ai cũng ngại, chỉ học part 5,part 6 và thường part 7 đi thi may mắn đánh đúng được câu nào thì tốt. Bởi mọi người đề nghĩ rằng part 7 dành cho những bạn mục tiêu cao. Nhưng theo  mình học từ những cái khó thì ắt những phần dễ mình sẽ dễ dàng chinh phục được. Do đó với việc ôn thi Reading, mình không ôn từng part một theo thứ tự khó dần, mà mình tập trung ôn part 7, mình tin rằng làm được part 7 thì những phần khác sẽ chỉ còn là việc hoàn thiện kỹ năng làm bài chứ không phải lo về kiến thức của mình nữa. Thậm chí việc học part 7 trước rồi từ đó làm part 5 part 6 còn giúp mình tiết kiệm thời gian ôn luyện hơn rất nhiều. Và điều này đã được minh chứng bằng số điểm cuối cùng của mình trong bài thi Toeic của IIG, và mình nhận thấy chiến thuật của bản thân là hoàn toàn hợp lý

  • Học part 7 như thế nào để không bị “choáng” kiến thức?

Part 7 được coi là phần khó nhai nhất trong bài thi Reading Toeic, phần này sẽ thiên về từ vựng hơn part 5, part 6. Vì vậy mà điều đầu tiên là bạn phải có VỐN TỪ. Nhưng không đồng nghĩa là học từ vựng xong mới có thể làm part 7.  Và  đa phần nhiều bạn đều nghĩ không cần ngữ pháp nhiều ở phần này, đúng vậy, nhưng có ngữ pháp tốt  thì bạn lại càng như “hổ thêm cánh”  giúp cho việc đọc lướt của bạn trơn chu và nhanh chóng hơn


1. TỪ VỰNG

1.1. Học từ vựng thế nào cho DỄ ăn vào đầu và NHỚ DAI ?

– Học từ vự ng theo cách truyền thống : Lấy vở ra viết thật nhiều từ vựng vào vở và học thuộc. Phương pháp này hữu hiệu vì khi viết xuống thì khả năng ghi nhớ lên não rất cao. Do đó bạn sẽ nhớ lâu từ vựng. Tuy nhiên theo mình, phương pháp viết từ vựng chỉ áp dụng cho những bạn chăm chỉ. Còn những đứa lười như mình thì nó quá tốn thời gian và nếu không áp dụng chúng thì sau một tuần, phần trắm nhớ từ hôm nay học không còn được bao nhiêu.

– Vậy phương pháp nào mới thực sự hiệu quả và tối ưu nhất để nhớ từ vựng lâu? Với bản thân mình, lúc trước không áp lực thời gian thi TOEIC, nhưng mình tự kỷ luật phải thi ngày đó đó mà cũng thong thả. Mình chép vào cuốn sổ 50 chủ đề 600 từ TOEIC rồi học đi học lại lúc rảnh. Và sau đó, mình dùng điện thoại học từ vựng trên  phần mềm memrise (www.memrise.com – trên lap hay điện thoại đều có) thường xuyên . Cách học qua app trên điện thoại, nhanh nhạy, cập nhật và rất thú vị. Do đó mình không hề thấy buồn ngủ như khi học theo cách thủ công nữa.

– Đảm bảo NGÀY NÀO cũng dành ra tầm 15 – 30’ học từ vựng, học càng nhiều từ càng tốt vì dù sao cũng ôn đi ôn lại mà nhưng nhớ là đừng học quá nhiều, nhiễu luôn đó. Mình hay học 5-10 từ mới mỗi ngày, ngày hôm sau học 5 từ mới khác nhưng vẫn không quên ôn 5 từ cũ, ngày hôm sau nữa lại học 5 từ mới và ôn 10 từ cũ. Cứ như thế mình học được rất nhiều từ vựng và nhớ rất lâu.

– Bên cạnh đó mình nhận thấy một cách học cũng rất hiệu quả đó là học theo ngữ cảnh. Nhưng nhược điểm của cách học này là có quá nhiều ngữ cảnh, khiến mình khó nắm vưng hết tất cả.

1.2 Về từ điển

Một lời khuyên của mình là hãy tra từ điển Anh – Anh trên trang Oxford, hạn chế dùng Anh – Việt chứ không phải không dùng. Tra nhiều nhất là động từ vì thường đi kèm với giới từ nhất định nên nó cũng rất lợi cho cả part 5 và part 6 nữa.

1.3 Gặp từ mới trong khi làm bài thì phải làm sao?

– Trước kia, mỗi khi làm câu nào ghi hết ra những từ mới trong câu + nghĩa trong ngữ cảnh đó. Lần sau gặp lại mình không ghi ra nữa, mình sẽ cố nhớ lại cho bằng được, và mình thấy mỗi lần cố nhớ lại khiến mình nhớ dai hơn rất nhiều vì trong não mình đã hình thành câu hỏi :”a, từ này hôm trước mình cũng quên nó là … ” hoặc không thể nào nhớ ra mình sẽ dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa. Đến lần thứ 3 không nhớ được, mình mới tra lại từ điển từ đó. Cách học như vậy giúp mình nhớ từ vựng hiệu quả hơn rất nhiều

2. NGỮ PHÁP

Phần đọc thì tất nhiên cần ngữ pháp, và nắm chắc ngữ pháp là điều không thể thiếu. Tuy nhiên theo kinh nghiệm mình có được thì trong bài thi Toeic , ngữ pháp thường xuất hiện nhiều nhất ở các dạng như: điền liên từ, giới từ, từ loại, đảo…và các bạn nên đặc biệt chú ý những loại sau:

Loại 1: Tìm động từ thích hợp trong câu

The president of the First One Bank assured its customers that it …………..quality service despite the ongoing restructuring plan.

A.    Maintain                                              C. will maintain B.    To maintain                                        D. maintaining

Phân tích: Một câu cần có động từ, và trong trường hợp có liên từ “that” liên kết giữa 2 mệnh đề thì chắc chắn mệnh đề đó cũng phải có động từ. Vậy trong chỗ trống ta cần một động từ. Đáp án chính xác đi với chủ ngữ “it” chỉ có thể là “will maintain”. Vậy C là đáp án chính xác. Phương pháp giải quyết: Khi giải quyết câu hỏi, việc đầu tiên cần làm là xác định động từ.

Loại 2: Chia hình thức đúng của động từ

Mr Hoffman, the marketing director, has …………..that every department head works collaboratively to overcome the recent financial difficulty.

A.    Suggestion                                         C. suggesting B.    Suggest                                               D. suggested

Phân tích: Theo sau “have” ta cần một động từ ở dạng Quá khứ phân từ. Trong đáp án, chỉ có D-suggested là đáp án chính xác nhất.

=> Phương pháp giải quyết: Tìm động từ của câu và xác định xem động từ đó đã được chia ơ hình thức đúng hay chưa.

a.    Động từ khuyết thiếu: Can/could/ must…+ bare-infinitive

b.    Have+ Past Participle c.

Be + Past participle Be + V-ing

Loại 3: Động từ trong câu mệnh lệnh

Please, …………..all questions regarding this project to my secretary while I am away for the business conference

A.    Forwards                                            B. to forward          C.    Forward                                               D. forwarding

Phân tích: Đối với câu mệnh lệnh thì chắc chắn động từ sẽ phải dùng ở dạng nguyên mẫu không “to”. Vậy đáp án chính xác sẽ phải là C-forward

Phương pháp giải quyết: Xác định xem động từ có phải ở dạng nguyên mẫu không “to” hay không. Trên đây là một số chia sẻ trong chủ điểm hình thức động từ. Các bạn cần nắm được 3 pattern chính của dạng thức ra đề.

Loại 4: Chọn động từ đúng dựa vào chủ ngữ

The government’s new plan for helping unemployed young people …………intensive job trainings for qualified applicants.

A.    Inclusion                                              C. to include B.    Includes                                               D. include

Phân tích: Để câu có nghĩa thì từ được đặt vào chỗ trống phải là một động từ. Giữa chủ ngữ và động từ là một cụm từ bổ nghĩa “ for helping unemployed young people” bổ sung ý nghĩa cho “plan”. Chủ ngữ chính là “The government’s new plan” là số ít nên động từ phải là ở dạng số ít. Vậy đáp án chính xác là “includes”.

=>Phương pháp giải quyết: Xác định cụm từ bổ nghĩa và nắm được đâu là chủ ngữ và động từ của câu, sau đó xác định sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.

a)    Giời từ + danh từ: theo sau danh từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ đó. The sales reports from the regional branches have been reviewed.

b)    Mệnh đề có đại từ quan hệ theo sau danh từ để bổ sung để bổ nghĩa cho danh từ đó. Our experts who have extensive experience are ready to assist our customers.

Loại 5: Sự hòa hợp giữa thì và trạng từ chỉ thời gian

The plant manager, Mr. Lee, recently ……….a tour of the company’s main production facilities for clients.

A.    Conduct                                              C. to conduct B.    Conducted                                         D. will conduct

Phân tích: Trạng từ “recently “ thường được dùng với thì quá khứ hoặc hiện tại hoàn thành. Vì vậy đáp án đúng sẽ là “conducted”.

Phương pháp giải quyết: Nếu có trạng từ chỉ thời gian trong câu thì phải xác định xem thì của động từ có hòa hợp với trạng từ chỉ thời gian đó không.

a)    Khi những trạng từ “usually/ always” được dùng trong câu để diễn đạt một sự thật nào đó thì động từ được chia ở hiện tại.

b)    Khi trong câu có các trạng từ “yesterday/ last/ ago” thì động từ được chia ở dạng Quá khứ.

c)    Khi trong câu có “tomorrow/ next/ soon” thì động từ được chia ở thì tương lai.

d)    Khi trong câu có “since/ for/ over/ in the past (past) thì động từ được dùng ở dạng hiện tại hoàn thành

Loại 6: Phân biệt thể bị động và thể chủ động

To apply for the position, all the requested information should be ………to the address below

A.    Sending                                  C. send B.    Sent                                         D. sender

Phân tích: Vì “sending” và “sent” đều có thể theo sau “be” nên ta phải xem xét xem nó mang nghĩa chủ động hay bị động. Đệ xác định, ta căn cứ vào động từ trong câu. Nếu động từ có túc từ theo sau thì nó phải ở “be+ V-ing”, ngược lại thì phải ở dạng bị động (be+Pii). Vậy đáp án chính xác là B.

Phương pháp giải quyết: Để quyết định động từ ở hình thái bị động hay chủ động, chúng ta phải xem xét có túc từ theo sau động từ hay không?

a)    Động tư khuyết thiếu + động từ nguyên mẫu Can receive a new-member discount Can be received by email

b)    Have + Pii Have accepted the offer Have been accepted by the committee

c)    Be + V-ing/ Be + Pii Be designing the new library Be designed by the architect

III. Các dạng Văn bản và câu hỏi thường gặp 

 

– Letter/ Email/ Advertisement/ Notice/ Announcement/ Memo/ Article/ Report/Information/ Form/ Double Passages

– Khi làm part 7, bạn hãy để ý, cụ thể là :

  • Letter/ E-mail

Hai dạng này tương tự nhau về các dạng câu hỏi và hình thức letter/ e-mail:

– Đầu tiên chú ý ngay đến người gửi (đầu thư/ mail) và người nhận thư (cuối thư/mail) và chú ý cả chức vụ/ công ty (tổ chức) của hai người (nếu câu hỏi có đề cập). Phần này có một cái cơ bản mà lúc ban đầu mình không biết, chẳng hạn trong thư đề cập Mr. Brittney Smith (người gửi), khi hỏi thì câu 1 “What does Mr Smith request the recipient to do?”,câu 2 “What does Mr Brittney enclose with the letter?”Bạn nhìn vào sẽ thấy ngay Mr Brittney Smith = Mr Smith = Mr Brittney. Nhưng lúc ấy mình nghĩ rằng người Tây sẽ nói Mr Brittney thay vì Mr. Brittney Smith nên câu 1 mình bị quáng gà Mr Smith là ai? Thêm nữa nếu trong thư nhiều tên riêng + cái suy nghĩ ấy thì ngồi mò cả tiếng cũng chả biết Mr Smith là ai nữa.

– Chú ý đoạn đầu tiên : lý do ông/ bà nớ gửi thư.

– Vài đoạn E-mail thì chú ý ngay chỗ SUBJECT (chủ đề) – khi mà bạn gửi mail xin việc cũng phải ghi vào dòng Chủ đề : “Ứng tuyển vị trí … – Tên – sđt” để người ta dễ lọc thư và còn được vào vòng trong nữa chứ =))).

-Cấu trúc Letter/ Email:

Người nhận (tên, địa chỉ, công ty, ngày)

Mục đích

Nội dung chi tiết

Yêu cầu (thường vậy)

Người gửi

  • Advertisement Sản phẩm/ tuyển dụng

– Tuyển dụng : Vị trí? – giám đốc/ kế toán/ kỹ sư…

+ Nhiệm vụ? – quản lý/ hạch toán/ quảng bá sp…

+ Yêu cầu TD? – cao, to đẹp trai hay chân dài, xinh?

+ Làm sao ứng tuyển? – mail/ gửi trực tiếp/ gọi điện thoại. Dạng này thường có câu hỏi NOT, như là “ Cái nào không phải là nhiệm vụ của vị trí này?”, “ Cái nào không phải là yêu cầu của vị trí này”, hoặc ngược lại. (có NOT thì nên đọc kỹ)

– Sản phẩm: Cái gì? Đặc điểm? Nổi trội? Khuyến mãi? Liên hệ mua? Mấy câu NOT hay xuất hiện: “Đặc điểm nào sau đây không phải của sản phẩm?”

– Cấu trúc:

Đoạn 1: Vị trí tuyển/ Sản phẩm QC

Đoạn 2: Nhiệm vụ/ Đặc điểm

Đoạn 3: Yêu cầu tuyển dụng/ Khuyến mãi

Đoạn cuối: Liên hệ

  • Notice/ Announcement

– Mục đích ? – đoạn đầu

– Thời gian, địa điểm, yêu cầu.. –đoạn giữa

– Liên hệ: Đoạn cuối

  • Memo

– Cấu trúc tương tự Announcement/ Notice nhưng có thêm người nhận & gửi ( memo

là thư nội bộ trong công ty, nên người nhận thường là các nhân viên)

– Khi đã có cấu trúc như vậy thì đọc câu hỏi và lướt qua câu trả lời, biết nằm ở đoạn nào rồi đọc.

  • Article (phần khó nhất :3 )

– Chủ đề/ vấn đề đang đề cập thì có thể ở đầu đoạn/ cuối đoạn hoặc thậm chí đọc hết

bài mới hiểu tác giả muốn nói cái gì?

– Bài báo muốn truyền tải thông tin rộng rãi thì từ vựng không quá khó, nhưng đụng vào bài báo nào chuyên về cái lĩnh vực nào đó như báo kinh tế (lãi suất, khủng hoảng, …), công nghệ vv thì xác định không có từ vựng rất dễ fail, vì câu hỏi người ta sẽ dùng từ đồng nghĩa của những từ trong đoạn, không biết coi như xong :3

Đó là tất cả những gì mình có để chia sẻ với các bạn về kinh nghiệm ôn thi toeic reading và đặc biệt là part 7. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Nếu cần gì trao đổi các bạn có thể liên lạc qua fb Huyen Tran của mình nhé:

https://www.facebook.com/profile.php?id=100005951947657&fref=mentions

Chúc các bạn thành công!

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn