MẸO THI TOEIC HIỆU QUẢ ĐỂ NÂNG ĐIỂM NGHE CỦA BẠN LÊN TẦM CAO MỚI

Trải qua quá trình ôn thi Toeic gian nan ở Anh ngữ Athena dưới sự giúp đỡ của Ms Vân Anh, cuối cùng mình đã có được tấm bằng Toeic với số điểm mơ ước 860, một con số mà trước đây mình chỉ dám mơ thôi. Khi đến Athena, cô Vân Anh đã giúp mình biến giấc mơ thành hiện thực, sau 4 tháng luyện thi Toeic tại Trung tâm Anh ngữ Athena mình đã hoàn thành mục tiêu tay phải cầm bằng tốt nghiệp Đại học, tay trái cầm bằng Toeic rồi.

Dưới đây là một số kinh nghiệm về phần Nghe mình tích lũy được trong thời gian ôn thi Toeic , hi vọng nó sẽ có ích với các bạn.

Athena

 

Tất tần tật các mẹo thi Toeic giúp bạn bứt phá thành công

 

Trước hết là các bạn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng: Đề nghe Toeic rất dài và các âm thanh được phát ra liên tục, bạn không thể nào dừng lại để nghỉ ngơi. Có những câu bạn sẽ không nghe được nhưng đừng hoảng loạn vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến các phần sau. Nếu lỡ mà đang phân vân giữa hai đáp án thì hãy chọn thật nhanh vì sự phân vân của bạn có thể đánh đổi bằng 2 câu khác. Nếu bạn hoàn toàn không nghe được, vẫn cứ chọn đáp án và chuyển qua phần khác, tập trung vào phần tiếp theo chứ đừng tiếc phần đã qua. Với phần giữ vững tâm lý mình vừa chia sẻ cho các bạn cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình các bạn ôn thi Toeic đó.

 

Thứ hai là có tâm thế đúng đắn khi nghe: Hãy luôn quan niệm trong đầu là mình phải luôn nghe ở thế chủ động, hãy tưởng tượng như bạn đang chơi lướt sóng trên biển, những đợt sóng listening cứ hết lượt này tới lượt kia ào tới, nếu bạn không chủ động đón lấy những cơn sóng, bạn sẽ bị nhấn chìm trong đó.
- Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng nhắc lại theo người nói trong máy cho thật giống, càng giống càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự lơ là và có được sự tập trung nhất định khi nghe. Chắc hẳn trong quá trình bạn luyện thi Toeic thì các bạn sẽ được thầy (cô) nhắc rất nhiều lần về phần này.
- Nghe theo keyword: chỉ nghe những từ quan trọng nhất và phán đoán.
- Đừng chỉ tập trung nghe và tìm đáp án đúng. Ở đây bạn sẽ đánh giá ngay đáp án đó là đúng hay sai để loại ngay lập tức. Ví dụ đáp án A phát ra, bạn nghe thấy không phù hợp và hãy nói thầm trong đầu “loại”. Cứ tiếp tục như vậy, B “đúng”, C ”loại”, D “loại”… với cách này bạn sẽ có một đáp án chắc chắn và an tâm hơn nhiều so với việc bạn chỉ nghe và tìm câu đúng.

 

Có chiến lược ôn thi Toeic và mẹo làm bài ở mỗi phần hợp lý là rất quan trọng:


- PART 1 (10 câu miêu tả hình): Ở phần này chúng ta nên thể tận dụng thời gian máy đọc hướng dẫn làm bài để xem lướt qua càng nhiều ảnh càng tốt. Điều đầu tiên cần xác định là bức hình nói về người hay vật, hay cả hai. Nếu bức hình nói về vật (không có ai trong bức hình), chúng ta có thể loại ngay những đáp án có những từ như people”, “the woman”,"the man"… Nếu bức hình có cả người và vật, hãy đoán thử vị trí của người và vật, chẳng hạn “the man is standing beside the telephone booth”. Nếu bức hình về người, hãy đoán thử hành động của nhân vật trong ảnh và số lượng người, vị trí của họ… Ngoài ra, cũng như trình bày ở trên, bạn nên nghe và loại các đáp án sai kết hợp với chọn đáp án đúng để câu trả lời có thể chắc chắn hơn.

 

- PART 2 (30 câu hỏi đáp): Phần này cũng tương tự như part 1 là bạn sẽ nghe key word trong câu hỏi để chọn đáp án, đặc biệt chú ý vào từ để hỏi (từ đầu tiên trong câu) để xác định xem đó là dạng câu hỏi gì (WH-question hay Yes/no question, câu hỏi đuôi,… một số trường hợp sẽ không đưa ra câu hỏi mà đưa ra lời khẳng định chung chung.) Sau khi đã nghe được từ để hỏi chúng ta sẽ có một số thủ thuật để loại đáp án:
+ Nếu bạn nghe được "key word" trong câu hỏi và ở các đáp án trả lời có lặp lại "key word" hoặc từ nghe tương tự với key word, thường đó sẽ là đáp án “bẫy” và nhờ đó chúng ta có thể loại đáp án.
+ Nếu bạn nghe được chủ ngữ của câu hỏi và câu trả lời khác nhau thì chúng ta cũng có thể loại đáp án ví dụ “Why … he not …. office?” – “It…” (“loại”).
+ Nếu đó là dạng WH-question, bạn nên tập trung nghe xem đó là Who, whom, what, where, when hay why. Dựa vào đó bạn có thể loại một số đáp án chẳng liên quan. Ví dụ, bạn nghe được câu hỏi “Where…?” – Đáp án A bạn nghe được key word “… Monday” (“loại”, đây là đáp án cho câu hỏi When). Đáp án B “Because…” (“loại”, câu hỏi Why). Đáp án C “At…” (“đúng” – đáp án).

Ngoài ra, đối với những câu trả lời bắt đầu bằng “Yes,…” hay “No,…” cũng sẽ bị loại vì đây là câu trả lời cho Yes/no question.
+ Nếu đó là dạng câu hỏi lựa chọn “or”, ví dụ “Would you like coffee or tea?” thì chúng ta chỉ cần tập trung vào 2 từ khóa được đưa ra “coffee” và “tea” để lắng nghe vì đáp án chỉ có thể giới hạn ở 2 key word đó.

PART 3 (30 câu hỏi về 10 đoạn đối thoại): Phần này mức độ khó đã tăng lên. Thay vì nghe những câu riêng lẻ, bạn sẽ nghe cả một đoạn đối thoại. Thay vì trả lời một câu hỏi, bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi mỗi đợt. Ngoài ra, trong các câu hỏi sẽ có những câu suy luận và câu hỏi bẫy nên phần này sẽ càng thêm khó. Tuy nhiên, với một quá trình luyện thi Toeic hợp lý của Trung tâm Anh ngữ Athena sẽ giúp các bạn có thể dễ “ăn điểm” hơn hai phần trước. Ở giai đoạn này, tinh thần nghe chủ động cần phải lên ở mức cao nhất vì bạn sẽ phải đoán trước khá nhiều (bao gồm phán đoán và đoán mò).

 

Các bước thực hiện sẽ bao gồm:

+ Bước 1: Khi máy bắt đầu phát hướng dẫn, mình sẽ bắt đầu đọc cụm câu hỏi số 1 (mỗi cụm gồm 3 câu). Một số sách có khuyên là hãy đọc trước câu hỏi, tuy nhiên khi mình áp dụng thì không nhớ được câu hỏi đã hỏi gì. Do đó, mình đọc cả câu hỏi và câu trả lời (tính ra bạn sẽ phải đọc khoảng 15 câu trong khoảng vài chục giây nên kĩ năng đọc của bạn phải thật nhanh nhé). Mình không đọc theo trình tự thông thường mà đọc câu ở giữa trong cụm 3 câu trước tiên.

Ví dụ: Có 3 câu đánh số là 50 51 52, mình sẽ đọc câu 51 rồi đến 52 sau đó quay trở lại câu 50. Lý do là vì câu đầu tiên trong cụm 3 câu thường hỏi chung chung về ngữ cảnh hay nội dung bài đối thoại, các câu sau sẽ hỏi chi tiết. Đôi khi trong những câu hỏi chi tiết có thể “sơ hở” để lộ nội dung của bài đối thoại, nhờ đó chúng ta có thể đoán ngay được đáp án của cả 3 câu. Ngoài ra, những câu hỏi chi tiết cũng sẽ làm rõ nội dung của những câu hỏi chung.

+ Bước 2: Sau khi đọc hết các câu hỏi và đáp án, bạn hãy nhanh chóng suy nghĩ xem đáp án 3 câu đó có liên quan như thế nào.

Ví dụ:  Câu 50A gắn với 51C, 52B; 50B gắn với 51B, 52D… Từ đó, bạn hãy dự đoán đáp án có thể có. Nếu không nghĩ ra hoặc không kịp, bạn hãy dùng ngón tay đặt trước vào các đáp án một cách ngẫu nhiên. Khi đoạn đối thoại bắt đầu, bạn chỉ cần tập trung vào những đáp án sẵn có mà bạn đã chọn. Nếu máy đọc khác, ngay lập tức dịch chuyển ngón tay đến đáp án phù hợp nhất. Bằng cách này bạn sẽ giữ được thế chủ động của mình, không phải hồi hộp chờ đợi đáp án.

+ Bước 3: Ngay khi đoạn hội thoại kết thúc và máy bắt đầu đọc câu hỏi, nhanh chóng tô đáp án vào giấy dựa vào đánh dấu của ngón tay và chuyển sang cụm câu hỏi số 2.
Phần này đòi hỏi tốc độ làm bài và phán đoán rất nhanh nên các bạn phải luyện tập nhiều mới có thể quen. Vì phải “nhảy cóc” liên tục hết cụm câu này tới cụm câu khác, mình luôn cố gắng giữ cho tâm lý thật vững vàng, nếu lỡ có đoạn hội thoại không nghe được gì hết thì vẫn cứ đánh “lụi” vào đáp án và tiếp tục qua ngay cụm câu tiếp theo. Nếu chần chừ, mình có thể sẽ “mất cả chì lẫn chày”.

PART 4 (30 câu hỏi về 10 đoạn độc thoại): Phần này cũng tương tự như part 3, các bạn sẽ trả lời 10 cụm câu hỏi (mỗi cụm 3 câu), tuy nhiên part 4 chỉ có một người nói. Về chiến lược và cách làm bài, mình cũng làm tương tự như part 3, an tâm hơn một chút là phần này hầu như không có bẫy.

Trên đây là một số kinh nghiệm của mình trong quá trình luyện thi Toeic tại Athena.

 

THAM KHẢO: KỸ NĂNG LUYỆN THI TOEIC 0-500+

Lịch khai giảng Facebook Hotline 0983.662.216 Các khóa học Đăng ký tư vấn